Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 24 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như sau:
1. Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?