Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng là gì?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 12/2015/TT-BKHCN thì việc phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng không được phép gây ra các hậu quả sau:
a) Gây tổn thương bức xạ cấp tính tới sức khỏe của dân chúng trong khu vực lân cận NMĐHN;
b) Hạn chế việc sử dụng đất và nước trong thời gian dài trên diện rộng;
c) Phát tán Cs-137 ra ngoài môi trường vượt quá 30 TBq;
d) Sau ba tháng kể từ thời điểm xảy ra sự cố, tổ hợp các đồng vị phóng xạ khác đồng vị của Cesi lắng đọng gây ra nguy hại lớn hơn nguy hại do phát tán Cesi với giới hạn được đề cập tại điểm c khoản này.
Các hậu quả không được phép xảy ra khi phát tán chất phóng xạ từ sự cố nghiêm trọng được quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BKHCN quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?