Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển được quy định như thế nào?
Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển được quy định tại Điều 15 Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển như sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển cấp cho chủ tàu mới tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển.
a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);
b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d, e, g, h và i Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);
c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d, đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);
d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e và g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).
3. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Trên đây là quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 161/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?