Quy định về người làm chứng trong vụ án hình sự

Một người đàn ông bị một gia đình vây đánh. Trong lúc xô xát, gia đình kia có người bi thương. Sau đó gia đình này quyết định kiện người đan ông kia. Sau khi công an điều tra người đàn ông khẳng định là mình không đánh nhưng lại không ai làm chứng, còn gia đình kia lại có người làm chứng. Có ba người trực tiếp có mặt chứng kiến sự việc xảy ra thì hai người không làm chứng cho bên nào. Còn một người thì làm chứng cho gia đình kia. Gia đinh kia còn kiếm được một vài nhân chứng khác sau khi sự việc xảy ra xong mới có mặt. Có một điểm đáng chú ý là tất cả nhân chứng đều có mâu thuẫn với người đàn ông kia. Hỏi: Làm sao để hủy bỏ tư cách người làm chứng của những người kia? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo căn cứ tại Điểm b Khoản 4 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về nghĩa vụ của người làm chứng như sau:

Người làm chứng có nghĩa vụ: Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.

Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.

Nếu khi ra tòa người đàn ông này hoặc những người tiến hành tố tụng khác có thể chứng minh được những người làm chứng khai báo gian dối do có mâu thuẫn với người này và có nhiều khả năng khai báo theo hướng có lợi cho gia đình kia thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ tư cách làm chứng của những người này và xử lý theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự 1999:

1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc  cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  một  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba  năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Bên cạnh đó, đối với những người làm chứng có mặt tại hiện trường sau khi xử việc xảy ra, không trực tiếp chứng kiến sự việc thì có khả năng lời khai của họ sẽ không được dùng làm chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người làm chứng trong vụ án hình sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng hình sự 2003 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào