Bề rộng tối thiểu đường ngõ được quy định như thế nào?
Thứ nhất, qua thông tin bạn cung cấp, có thể thấy rằng lối ngõ đi mà gia đình bạn đang sử dụng là phần đất gia đình bạn nhận chuyển nhượng từ chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất bên cạnh từ năm 1998. Việc mua bán quyền sử dụng phần đất để dùng làm lối ngõ trên là hoàn toàn hợp pháp và dựa trên nhu cầu thực tế của gia đình bạn do đó pháp luật tôn trọng nội dung hợp đồng cụ thể giữa hai bên. Như vậy, nếu việc chủ thửa đất bên cạnh thực hiện việc làm hàng rào với phần lối ngõ gia đình bạn sử dụng là đúng với thỏa thuận cụ thể giữa hai bên, không xâm phạm đến phần diện tích đất của gia đình bạn thì không có căn cứ gì để khởi kiện hay yêu cầu họ dừng hành vi làm hàng rào.
Thứ hai, pháp luật không có quy định cụ thể về chiều rộng tối thiểu của lối ngõ đi lại của cá nhân, hộ gia đình. Theo Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
Và Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Như vậy, Bộ luật dân sự 2005 quy định theo hướng chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất bị bao bọc xung quanh dẫn đến không có lối đi sẽ có quyền được chủ sở hữu quyền sử dụng các thửa đất xung quanh tạo điều kiện để có lối đi ra vào, phục vụ việc sử dụng bất động sản mà thôi. Cách xác định lối đi này hoàn toàn do các bên thỏa thuận về chiều dài, rộng để đảm bảo thuận tiện nhất cho các bên, Nhà nước không can thiệp miễn là lối đi đáp ứng nhu cầu đi lại một cách hợp lý của chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc.
Từ những phân tích trên có thể thấy, bởi thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên khó có thể đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của ban.Trong tình huống này, việc bạn cần làm là thỏa thuận với một hoặc hai gia đình có thửa đất liền kề về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để mở rộng lối ngõ của gia đình bạn hơn so với chiều rộng 2.6 mét hiện tại để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố mà bạn sinh sống để xác định thêm.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bề rộng tối thiểu đường ngõ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?