Mua bán xe trộm cắp xử lý như thế nào?
Về vấn đề của bạn, sẽ có hai trường hợp:
Trường hợp một, nếu chiếc xe bạn trao đổi không phải do trộm cắp mà có thì việc trao đổi của bạn nếu có đủ giấy tờ chứng minh thì bạn có thể lập hợp đồng mua bán công chứng vẫn là một giao dịch dân sự có hiệu lực và bên bán có thể làm giấy tờ đăng ký xe bình thường để sang tên cho bạn.
Trong trường hợp hai, nếu chiếc xe bạn trao đổi là do trộm cắp mà có thì giao dịch này sẽ bị coi là vô hiệu theo quy định tại các Điều 131 và Điều 132 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Một khi chiếc xe bạn trao đổi là xe do ăn cắp mà có thì giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự này được quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trong trường hợp này bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không thể chứng minh được rằng mình không biết chiếc xe đó là do phạm tội (trộm cắp) mà có.
Trường hợp như bạn trình bày bạn chỉ có thông tin chứng minh thư nhân dân của người bán mà người đó có nói là giấy tờ xe mới lại làm chính xác. Tùy thuộc trường hợp nếu là xe trộm cắp thì không thể làm lại được giấy tờ chính xác của chủ xe trừ khi đó là giấy tờ giả.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi mua bán xe trộm cắp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?