Vận động bầu cử
Việc tổ chức vận động bầu cử phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Dân chủ, bình đẳng và xây dựng trong vận động bầu cử, tạo không khí trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa người ứng cử và cử tri;
- Không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Không biến vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Không được lạm dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý các phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử;
- Không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và ngoài nước cho tổ chức, cá nhân mình;
- Không được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân để lôi kéo, mua chuộc cử tri;
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình vận động bầu cử.
Hình thức vận động bầu cử
Những người bầu cử đại biểu Quốc hội tiến hành vận động bằng hình thức: gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung vận động bầu cử của người ứng cử bao gồm:
- Người ứng cử trình bày dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội;
- Người ứng cử trình bày ý kiến của mình về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội;
- Người ứng cử và cử tri trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm;
- Người ứng cử trả lời các câu hỏi của cử tri.
Hội đồng tiếp xúc cử tri trong vận động bầu cử
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, thành phần gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban thưòng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp giới thiệu nội dung cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để người ứng cử xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình. Đối với những người được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương nào cần kết hợp nghiên cứu tình hình địa phương đó và tình hình chung của cả nước để xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình.
Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm:
- Tuyên bố lý do;
- Đại diện Ban thường vụ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử;
- Từng người cử tri báo cáo với cử tri về dự kiến việc thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội;
- Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Cử tri và những người ứng cử trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm;
- Người chủ trì hội nghị phát biểu kết thúc hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?