Tổ chức hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội được quy định như thế nào?
Tổ chức hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành.
Theo đó, việc tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
1. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông trong khu vực lễ hội theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá; không bày bán các đồ chơi có tính bạo lực, thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh theo quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm nội quy của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích.
4. Không bán vé, thu tiền lễ hội. Trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội, được quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?