Các loại hình lễ hội ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Các loại hình lễ hội ở Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành.
Theo đó, các loại hình lễ hội bao gồm:
1. Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
2. Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng.
3. Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa thể thao, du lịch bao gồm: festival, liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa - du lịch; tháng văn hóa - du lịch; năm văn hóa - du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch khác.
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các loại hình lễ hội ở Việt Nam, được quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?