Thiết kế các công trình dầu khí được quy định như thế nào?

Thiết kế các công trình dầu khí được quy định như thế nào? Tôi có một vài vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực pháp lý trong lĩnh vực dầu khí mong được các anh chị hỗ trợ giải đáp. Quý anh chị cho tôi hỏi: Thiết kế các công trình dầu khí được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 26 Nghị định 13/2011/NĐ-CP thì quy định về thiết kế các công trình dầu khí cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân thiết kế các công trình dầu khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành và các yêu cầu an toàn liên quan đối với từng đối tượng công trình dầu khí. Tổ chức, cá nhân được áp dụng toàn bộ hay một phần các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về vấn đề này.

2. Việc giảm khoảng cách an toàn từ công trình dầu khí tới các đối tượng tiếp giáp theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải áp dụng một trong các giải pháp an toàn kỹ thuật tăng cường quy định tại Điều 24 của Nghị định này phù hợp với đối tượng công trình.

3. Tổ chức, cá nhân xây dựng đường ống vận chuyển khí, DM&SPDM phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Độ dày thành đường ống phải được xác định theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;

b) Độ sâu của đường ống đặt ngầm tối thiểu đối với đường ống từ cấp 1 đến cấp 3 là 1m, đối với các cấp đường ống còn lại là 0,6m tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống và phù hợp với các quy định hiện hành. Khi đường ống đặt ngầm đi qua các vùng ngập nước như sông, suối, ngòi, kênh, mương, hồ, ao đầm và các vùng ngập nước khác thì độ sâu này được xác định từ đáy các vùng trên. Tổ chức, cá nhân được đặt đường ống tại đáy các vùng ngập nước trên, nhưng phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống đâm va đối với đường ống, đảm bảo các phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va vào đường ống. Trường hợp đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt, tổ chức, cá nhân phải áp dụng bổ sung các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung động và va đập đối với đường ống;

c) Thiết kế, thi công đường ống mới song song hoặc cắt ngang qua đường ống vận chuyển khí, DM&SPDM đang hoạt động phải đảm bảo không làm giảm mức độ an toàn và phải có sự thỏa thuận với chủ đầu tư công trình dầu khí đường ống đang hoạt động trước khi thực hiện lắp đặt đường ống mới;

d) Các công trình dầu khí thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng chưa được phân loại trong Nghị định này phải được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt thiết kế và cho phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Thiết kế các công trình dầu khí được quy định tại Nghị định 13/2011/NĐ-CP an toàn công trình dầu khí trên đất liền.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào