Chế độ báo cáo về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt được hướng dẫn tại Điều 24 Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó:
1. Nội dung báo cáo:
a) Cơ sở cung cấp nước thực hiện báo cáo bằng văn bản theo các nội dung quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế ban hành.
- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: hàng tháng báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi cơ sở cung cấp nước đặt trụ sở.
- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: hàng quý báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi cơ sở cung cấp nước đặt trụ sở.
b) Trạm Y tế xã thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng theo các nội dung quy định tại Mẫu số 01 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo các nội dung quy định tại Mẫu số 02 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh), Viện chuyên ngành phụ trách khu vực (là một trong các viện: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh) và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế theo các nội dung quy định tại các Mẫu số 03 và Mẫu số 04 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế ban hành;
đ) Các Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là các viện chuyên ngành phụ trách khu vực) thực hiện báo cáo Cục Quản lý môi trường y tế theo các nội dung quy định tại Mẫu số 05 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước.
2. Thời gian báo cáo:
a) Báo cáo tháng được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng;
b) Báo cáo hàng quý được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng 3; tháng 6; tháng 9 và tháng 12;
c) Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng tháng:
Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
b) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng quý:
- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng.
- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.
- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo cho Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo.
c) Thời hạn gửi báo cáo năm:
- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trạm Y tế xã gửi báo cáo định kỳ về Trung tâm Y tế huyện, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.
- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng gửi báo cáo về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.
- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo.
- Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, các viện chuyên ngành khu vực gửi báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế.
d) Thời gian gửi báo cáo đột xuất:
Báo cáo bằng điện thoại, fax hoặc thư điện tử trong vòng 24 giờ và bằng văn bản trong vòng 72 giờ kể từ khi có vấn đề đột xuất xảy ra. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, thực hiện theo đúng thời gian mà cấp trên yêu cầu phải báo cáo.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chế độ báo cáo về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, được quy định tại Thông tư 50/2015/TT-BYT . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?