Cơ chế chỉ huy trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 15 Thông tư 21/2010/TT-BQP thì cơ chế chỉ huy trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định như sau:
1. Khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh tại các địa phương, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, quân khu trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự chỉ đạo của cấp trên và hiệp đồng của Cơ quan quân sự địa phương các cấp.
2. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và Ban chỉ huy quân sự cấp xã, trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở trực tiếp chỉ huy lực lượng tự vệ dưới sự điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ tại Điều 44 Luật Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh.
3. Việc tổ chức chỉ huy các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh của các Bộ, ngành Trung ương do người đứng đầu các Bộ, ngành Trung ương quy định.
Cơ chế chỉ huy trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định tại Thông tư 21/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?