Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị được hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 74/2015/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
1. Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc giải quyết tai nạn tại hiện trường, được quyền huy động nhân lực, vật lực tại chỗ để cứu chữa người bị nạn; ra các quyết định cần thiết, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn theo đúng quy định của pháp luật và phải chỉ đạo hoàn thành các công việc sau:
a) Tổ chức cứu chữa người bị nạn, bảo vệ hiện trường, tài sản;
b) Tham gia điều tra, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của cơ quan công an;
c) Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý mai táng nạn nhân (trong trường hợp có nạn nhân bị tử vong);
d) Lập phương án cứu chữa và phân công nhân lực thực hiện chuyển tải hành khách; cứu hộ toa xe động lực, toa xe; sửa chữa cầu, đường và các phương tiện thiết bị khác bị hư hỏng để nhanh chóng khôi phục chạy tàu qua vị trí tai nạn và thông tuyến; đảm bảo an toàn trong quá trình cứu chữa;
đ) Tập hợp biên bản, hồ sơ vụ tai nạn; xác định khối lượng công việc, nhân công của các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn;
e) Xây dựng báo cáo tổng hợp; đề xuất việc khen thưởng thành tích và xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết tai nạn; đề xuất biện pháp với cơ quan có thẩm quyền để khôi phục bình thường hoạt động đường sắt đô thị và giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan;
g) Tổ chức trả lời cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình thiệt hại, phương hướng xử lý, giải quyết và dự kiến thời gian hoạt động bình thường theo mức độ tai nạn đường sắt đô thị xảy ra.
2. Các thành viên tham gia Hội đồng phải triệt để thi hành phần việc được phân công và thực hiện tốt các công việc được giao; mọi tổ chức, cá nhân khác tham gia giải quyết tai nạn đều chịu sự chỉ đạo và phải chấp hành mọi quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn.
3. Trong trường hợp các vụ tai nạn xảy ra mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, vượt quá khả năng của Chủ tịch Hội đồng thì phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị, được quy định tại Thông tư 74/2015/TT-BGTVT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?