Nghĩa vụ thanh toán hợp đồng trả góp điện thoại
Qua những thông tin bạn cung cấp, hiểu rằng trên thực tế bạn của bạn là người có nhu cầu mua điện thoại và cũng là người đang trực tiếp giữ chiếc điện thoại là đối tượng của hợp đồng bạn đứng tên. Về bản chất, hợp đồng bạn đứng tên trong trường hợp này là hợp đồng mua trả chậm, trả dần- bên mua có nghĩa vụ trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một khoảng thời gia được hai bên xác định sau khi bên mua nhận vật. Trong đó, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thì bạn đã ký hợp đồng vay vốn từ một tổ chức tín dụng liên kết với người bán hàng. Về vấn đề này, Điều 461 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, với tư cách là người đứng tên bên mua trên hợp đồng mua trả chậm, trả dần, quyền và lợi ích của bạn phụ thuộc vào nội dung cụ thể của hợp đồng; theo quy định của pháp luật thì bạn có nghĩa vụ sau: Thanh toán tiền mua vật theo đúng mức đóng và thời gian như đã thỏa thuận trong hợp đồng và chỉ được chuyển giao quyền sở hữu vật sau khi hoàn thành việc thanh toán. Tuy không phải là người trực tiếp mua bán trên thực tế nhưng bởi đứng tên trên hợp đồng nên bạn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Bởi vậy, trong trường hợp này, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng theo đúng nội dung hợp đồng thì tổ chức tài chính sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ: xử lý tài sản bảo đảm… Trong trường hợp này, bạn nên thỏa thuận với bạn của mình để giải quyết sự việc một cách thấu đáo nhất.
Trong trường hợp bạn của bạn không thực hiện việc thanh toán cũng như không trả lại chiếc điện thoại là đối tượng của hợp đồng thì bạn có thể sử dụng các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể, bạn có quyền đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định Điều 256 Bộ luật dân sự 2005:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này
Đồng thời, bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có tổn thất đối với tài sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật dân sự 2005.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ thanh toán hợp đồng trả góp điện thoại. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?