Hoạt động dòng tu hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể của các tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
Hoạt động dòng tu hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể của các tổ chức tôn giáo được hướng dẫn tại Mục V Thông tư 01/1999/TT-TGCP hướng dẫn Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành, theo đó:
1. Đăng ký hoạt động của dòng tu hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể (Điều 19 Nghị định 26)
Các dòng tu (hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể tương tự) đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cần thực hiện việc đăng ký hoạt động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Dòng tu (hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể tương tự) hình thành và hoạt động trong phạm vi chỉ một tỉnh hoặc thành phố, người đứng đầu dòng tu phải xin phép và có sự chấp thuận của Trưởng ban Tôn giáo của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp không có Ban Tôn giáo thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
Dòng tu (hoặc các hình thức tu hành tập thể) của các tôn giáo khác hình thành và hoạt động trên phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu dòng tu phải xin phép và có sự chấp thuận của Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2. Một số quy định tổ chức hoạt động của dòng tu (hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể tương tự)
Việc bầu bề trên dòng phải được sự chấp thuận của Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ. Trường hợp bầu bề trên dòng trong phạm vi một tỉnh (hoặc thành phố) phải có sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người đứng đầu dòng tu (hoặc hình thức tổ chức tu hành tập thể tường tự) chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động.
Mọi dòng tu (hoặc các hình thức tu hành tập thể) phải xây dựng quy chế hoạt động với nội dung:
Tôn chỉ, mục đích của dòng tu.
Hệ thống tổ chức và quản lý của dòng tu.
Hoạt động xã hội của dòng tu.
Cơ sở vật chất của dòng tu.
Quan hệ xã hội của dòng tu.
Quan hệ quốc tế của dòng tu.
3. Người nhập tu phải thực hiện những quy định sau đây:
Có đơn xin Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Lý lịch rõ ràng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
Người đứng đầu dòng tu chấp thuận;
Tu sinh vị thành niên được cha mẹ hay người giám hộ cam kết đồng ý.
Người nhập tu phải thực hiện việc đăng ký hộ khẩu theo quy định tại Nghị định 51/CP ngày 10/9/1997 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Nhà nước cấm không cho nhập tu những người trốn tránh pháp luật và các nghĩa vụ công dân.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hoạt động dòng tu hoặc các hình thức tổ chức tu hành tập thể của các tổ chức tôn giáo, được quy định tại Thông tư 01/1999/TT-TGCP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?