Chế tài các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Chế tài các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam được hướng dẫn tại Mục I Thông tư 01/1999/TT-TGCP hướng dẫn Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành, theo đó:
Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhà nước bảo đảm các hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ.
Nhà nước khuyến khích các hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo pháp luật cho dù hành vi ấy thuộc về chức sắc, chức việc, tín đồ hay tổ chức, cơ quan, cá nhân có chức năng quản lý Nhà nước.
Mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc, hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
Pháp luật nói ở đây là Pháp lệnh xử lý hành chính với Điều 12 (cảnh cáo), Điều 25 (quản chế hành chính), Pháp lệnh cán bộ, công chức với Điều 39, Luật khiếu nại tố cáo với Điều 1, Điều 6 và Bộ Luật Hình sự với Điều 73, Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 198, Điều 199, Điều 205, Điều 205a, Điều 221.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chế tài các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, được quy định tại Thông tư 01/1999/TT-TGCP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Quyết định thi hành kỷ luật tổ chức Đảng cần được bao nhiêu Đảng viên bỏ phiếu đồng ý?
- Đảng viên được đề nghị cấp Giấy xác nhận tuổi đảng trong trường hợp nào?
- Việc tổ chức kiểm điểm tập thể Đảng ở trung ương được thực hiện với những cơ quan nào?
- Đảng viên cần đạt những tiêu chuẩn nào để được xét tặng giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Về định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống: Bộ Xây dựng có trách nhiệm thế nào?