Đang vay ngân hàng thì có được xuất cảnh không?
Theo bạn trình bày bạn đang vay ngân hàng một khoản tiền 70 triệu đồng, bạn không trình bày rõ bạn đã đến hạn trả nợ hay chưa? Căn cứ Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. »
Như vậy, bạn phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn vay tài sản của ngân hàng.
Căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Bạn vay ngân hàng 70 triệu và đang nợ ngân hàng, tức là theo khoản 4 Điều 21 nêu trên quy định trường hợp “những nghĩa vụ tài chính khác” chưa thực hiện nhưng nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó nên về nguyên tắc, bạn không thuộc trường hợp chưa được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Trường hợp bạn không có tài sản bảo đảm, đến hạn mà bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà Ngân hàng khởi kiện bạn thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh theo khoản 3 Điều 21 nêu trên “đang có nghĩa vụ chấp hành án dân sự”. Do vậy, để tránh những rắc rối hoặc tranh chấp có thể phát sinh trước khi xuất cảnh, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh cũng như ủy quyền cho thân nhân quản lý nhà và trả lãi hằng tháng, trả gốc khi đến hạn cũng như việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng (nếu thấy cần thiết).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xuất nhập cảnh khi đang vay ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?