Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 33/2014/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu được quy định như sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Trưởng ban phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng ban.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành cơ yếu, quy định về chuyên môn - kỹ thuật và quy tắc quản lý ngành Cơ yếu.
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
5. Thanh tra vụ việc khác do Trưởng ban giao.
6. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
7. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Xử lý hoặc kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về cơ yếu.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.
10. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban. Thực hiện sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo và tham gia biên soạn tài liệu về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu được quy định tại Điều 20 Nghị định 33/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Thanh tra quốc phòng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?