Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu sản xuất có được không?
Việc công ty cho anh Lợi nghỉ việc và tuyển dụng lao động mới trong trường hợp này là phù hợp với quy định của pháp luật.
Cần thấy rằng nguyên nhân dẫn đến việc công ty cho anh Lợi thôi việc xuất phát từ lý do kinh tế dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất- đây là một trường hợp chấm đứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 như sau: “10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Khái niệm “thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế” tại quy định trên được giải thích tại khoản 1 điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động như sau:
“1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”
Có thể thấy, tất cả những dấu hiệu trên đều xuất hiện trong trường hợp của công ty anh Lợi: vì lý do kinh tế, sản xuất của công ty gặp khó khăn khi mặt hàng sản xuất từ quần jean sang quần âu- thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; việc thay đổi trên tất yếu dẫn đến những thay đổi về cơ cấu lao động cũng như quy trình, công nghệ sản xuất bởi hai sản phẩm này có nhiều điểm khác biệt. Trong hoàn cảnh thay đổi như vậy, anh Lợi không có khả năng đáp ứng yêu cầu vị trí công tác mới do không có kỹ thuật về quần tây và công ty cũng không có điều kiện để đào tạo lại anh Lợi nên việc tiếp tục hợp đồng lao động với anh Lợi sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Điều 41 Bộ luật lao động 2012 quy định Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là “các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”Theo đó, với tư cách là người sử dụng lao động, hành vi của công ty anh Lợi làm việc cũng không trái với quy định tại các điều 38- quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và điều 39- trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc cho anh Lợi thôi việc và tuyển dụng lao động khác của công ty xuất nhập khẩu và dạy nghề Đà Lạt là hợp pháp.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu sản xuất. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?