Có lấy lại được tiền cọc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động không?
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 có nội dung như sau:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong đó, tiền dịch vụ người lao động phải trả cho người sử dụng lao động để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên. Dù được xác định trên thỏa thuận nhưng mức tiền dịch vụ được xác định như sau
Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;
Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, cách thức nộp và hoàn trả tiền dịch vụ theo mục III Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLDTBXH-BTC quy định như sau:
a) Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, tiền dịch vụ mà bạn đã nộp trước cho doanh nghiệp sẽ không thể lấy lại được trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bởi lẽ việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không phải do lỗi của người sử dụng lao động mà do hoàn cảnh của bạn không thể tiếp tục được công việc.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lấy lại được tiền cọc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?