Quản lý sĩ quan biệt phái được quy định như thế nào?
Quản lý sĩ quan biệt phái được hướng dẫn tại Mục II Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BQP-BNV hướng dẫn Nghị định 165/2003/NĐ-CP về biệt phái sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng và Bộ nội vụ ban hành, theo đó:
1. Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động, kéo dài thời hạn biệt phái của từng sĩ quan; quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền tuyển chọn, quản lý sĩ quan biệt phái (sau đây gọi tắt là đơn vị cử sĩ quan biệt phái) ở từng cơ quan, tổ chức ngoài quân đội (sau đây gọi tắt là cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái.
2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài quân đội xác định nhu cầu bố trí sĩ quan biệt phái, quản lý đội ngũ sĩ quan biệt phái, giải quyết những vấn đề liên quan đến sĩ quan biệt phái.
3. Đơn vị cử sĩ quan biệt phái có trách nhiệm:
a. Phối hợp với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái quản lý toàn diện đối với sĩ quan biệt phái; hàng năm trao đổi với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái đế thống nhất đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khoẻ, tình hình hậu phương gia đình của sĩ quan biệt phái; định kỳ nghe sĩ quan biệt phái báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ biệt phái.
b. Xét đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động, kéo dài thời hạn biệt phái, thăng quân hàm, năng lượng, tiếp nhận và bố trí công tác khi sĩ quan biệt phái hết thời hạn biệt phái; thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 165/CP.
4. Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm:
a. Trực tiếp Phân công công tác, quản lý mọi mặt hoạt động, đánh giá, nhận xét, đề nghị hướng sử dụng tiếp theo đối với sĩ quan biệt phái;
b. Thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 165/CP; tạo mọi điều kiện thuận lợi để sĩ quan biệt phái hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a. Quản lý công tác chuyên môn, quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ sĩ quan biệt phái làm nhiệm vụ quản lý và giảng dạy môn giáo dục quốc phòng;
b. Tham gia ý kiến với Bộ Quốc phòng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan biệt phái, sử dụng, bổ nhiệm sĩ quan biệt phái giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống tổ chức quản lý và giảng dạy môn giáo dục quốc phòng.
6. Sĩ quan biệt phái có trách nhiệm:
Thực hiện chế độ báo cáo kết quả công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả công tác với Thủ trưởng đơn vị cử sĩ quan biệt phái và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị cử sĩ quan biệt phái.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quản lý sĩ quan biệt phái, được quy định tại Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BQP-BNV hướng dẫn Nghị định 165/2003/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?