Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 159/2016/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân được quy định như sau:
a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tra nhân dân;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban thanh tra nhân dân;
c) Đại diện cho Ban thanh tra nhân dân trong mối quan hệ với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;
đ) Tham dự các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Xem Lịch Âm 2148 - Lịch Dương 2148 năm Mậu Thân chi tiết 12 tháng? Năm 2148 là bao nhiêu năm nữa?
- Hướng dẫn tra cứu điểm thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội 2025? Quy định xếp giải thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội lớp 9 như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việc?
- Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Giáo viên tiểu học có được dạy thêm bồi dưỡng về nghệ thuật từ 14/02/2025?