Quy định về kê khai nguyên quán
Theo Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007, trong chứng minh nhân dân sẽ bao gồm có phần nội dung ghi “quê quán”. Theo nội dung của Nghị định này thì cụng từ “Nguyên quán” trước đây trong chứng minh nhân dân sẽ được đổi thành “quê quán”.
Tuy nhiên, theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Theo đó, việc khai quê quán hiện nay vẫn chưa được thống nhất. Quê quán theo thỏa thuận của cha mẹ thì sẽ được sự lựa chọn một trong hai nơi (cha hoặc mẹ), nếu theo tập quán thì mỗi vùng, mỗi miền mỗi khác.
Khi bạn xin cấp chứng minh nhân dân, cơ quan công an sẽ căn cứ vào hai yếu tố sau để ghi quê quán của anh chị là: (i)Tờ khai của anh/chị; và (ii) hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu này thì Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn.
Từ những căn cứ nêu trên, thì việc xác định quê quán của bạn sẽ căn cứ vào việc bạn kê khai theo nguyên quán của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi nhận trong quản lý đăng ký hộ tịch của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kê khai nguyên quán. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hộ tịch 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?