Tự ý đăng ký hộ khẩu vào nhà của người khác có vi phạm không?

Trường hợp của em là năm 2012 em có mua 1 căn nhà 35m2, đến bây giờ đã hơn 4 năm rồi mà chủ cũ đã bán nhà cho em họ không chịu cắt hộ khẩu đi nơi khác, đã vậy em còn biết là từ năm 2014 đến hiện tại họ nhập vào 18 người thân của họ vào địa chỉ căn nhà mà họ đã bán cho e từ năm 2012. Vì em muốn bán lại căn nhà này và chủ mới họ muốn nhập hộ khẩu vào liền nên gây khó khăn cho e việc bán nhà. Cho e hỏi: bây giờ e phải làm thế nào về pháp luật để căn nhà của e để người mới mua họ được nhập hô khẩu trong khi người chủ hộ không chịu? Em có thể khởi kiện người chủ củ kia về tội danh gì khi tự ý nhập hộ khẩu rất nhiều người vào căn nhà đã bán cho e? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Trong trường hợp của bạn, bạn mua căn nhà từ năm 2012 nhưng đến nay chủ nhà vẫn không chịu cắt khẩu đi nơi khác, đồng thời còn tự ý nhập khẩu 18 người khác vào địa chỉ căn nhà mà bạn đã mua. Do đó căn cứ tại Điều 183 Bộ Luật dân sự 2005 quy định như sau: 

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Như vậy, chủ nhà chiếm hữu nhà ở của bạn không thuộc các trường hợp quy định Điều 183 nêu trên, do đó hành vi chiếm hữu của chủ nhà là hành vi trái pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 169 Bộ luật dân sự 2005 quy định: 

1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật". 

Nhự vậy, để bảo vệ quyền sở hữu căn nhà của mình đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu của chủ nhà bạn có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án dân sự cấp quận, huyện nơi có ngôi nhà bạn mua để giải quyết. Các vấn đề về việc tự ý nhập hộ khẩu cho người thân của chủ nhà bạn có thể trình bày trong đơn kiện. Tòa án sẽ giải quyết đúng theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi của bạn.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi tự ý đăng ký hộ khẩu vào nhà của người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào