Vỡ hụi bỏ trốn xử lý như thế nào?
Điều 479 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Như vậy, chơi hụi là hình thức xoay vốn ngắn hạn được pháp luật thừa nhận.
Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Hình thức thoả thuận về họ
Thoả thuận về họ được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia họ có yêu cầu.
Điều 8. Nội dung thoả thuận về họ
Tuỳ theo từng loại họ, những người tham gia họ có thể thoả thuận về các nội dung sau đây: chủ họ, số người tham gia, phần họ, kỳ mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia họ, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, việc chuyển giao phần họ, việc ra khỏi họ, chấm dứt họ và các nội dung khác.
Điều 30. Trách nhiệm của thành viên do không góp họ
1. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có.
2. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ.
Điều 31. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Chơi hụi (họ) thực chất là việc xoay vốn trong thời gian ngắn sau đó thực hiện nghĩa vụ đóng hụi (trả góp số tiền đã được lĩnh). Người chơi hụi thường là những người trong họ hàng, đã quen biết nhau từ trước. Việc A là thành viên tham gia chơi hụi, đã được lĩnh hụi nhưng sau đó không tiếp tục đóng hụi và đã bỏ trốn. Căn cứ quy định trên, nếu A trốn tránh nghĩa vụ đóng hụi thì chủ hụi có thể yêu cầu A phải thực hiện hết nghĩa vụ của mình để không làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.
Nếu A có ý định gian lận, không muốn thực hiện nghĩa vụ thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 144 Bộ luật hình sự 1999.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý người vỡ hụi bỏ trốn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?