Có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang bị kê biên không?
Thứ nhất, về thời điểm chuyển quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất".
Do đó, trong trường hợp này, do mảnh đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì mảnh đất sẽ không được phép chuyển nhượng.
Thứ hai, về hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán.
Khi đó, giao dịch dân sự của bạn và ông A sẽ vô hiệu theo quy định tại điều 128 Bộ Luật dân sự 2005:
"Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng".
Cụ thể trong trường hợp này, giao dịch dân sự đã bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Khi giao dịch vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
Thứ ba, về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2, Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 như đã nói ở trên, theo những gì mà bạn trình bày thì người có lỗi trực tiếp dẫn đến hợp đồng mua bán đất vô hiệu là ông A. Vì người này biết rõ đất của mình đang bị đảm bảo kê biên thi hành án nhưng vẫn thực hiện chuyển nhượng cho bạn nên sẽ là người có nghĩa vụ bồi thường khi thiệt hại xảy ra.
Vì vậy, theo các quy định pháp luật nói trên bạn hoàn toàn có thể đòi lại số tiền đã đưa cho ông A và yêu cầu bồi thường khi ông A bồi thường cho bạn một khoản tiền.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhận chuyển nhượng đất đang kê biên. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đất đai 2013 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?