Phân biệt bản thỏa thuận, bản ghi nhớ, bản cam kết như thế nào?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 thì: Bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:
1. Xác định được các bên tham gia vào giao ước;
2. Nêu ra nội dung và mục đích;
3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;
4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Bản thỏa thuận cũng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Loại văn bản này thường thể hiện ý chí của một bên trong bản thỏa thuận và các bên còn lại mặc nhiên phải tuân theo.
Bản cam kết trên là một loại giao dịch dân sự, cụ thể, đó là hành vi pháp lý đơn phương vì nó thể hiện ý chí tự ràng buộc với bản cam kết đó của người viết cam kết. Do đó, người có quyền có quyền yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại cho phía người có quyền do người cam kết không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết thì người cam kết phải bồi thường.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phân biệt bản thỏa thuận, bản ghi nhớ, bản cam kết. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?