Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào?

Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào? Bạn đọc Hoành Minh Quân, địa chỉ mail minhquan****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang công tác tại một Ủy ban huyện, thuộc miền núi phía Bắc. Trong các hoạt động của cơ quan em có sự tham gia của nhiều thanh niên xung phong. Do một số vấn đề trong hoạt động quản lý nên em cũng có tìm hiểu các quy định về thanh niên xung phong nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Em muốn hỏi: Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào? Và văn bản nào hướng dẫn về điều này? Em xin cảm ơn.

Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 11/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong do Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm:

1. Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.

2. Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc giải thể tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong. Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

3. Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong:

a) Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong (đối với tổ chức thanh niên xung phong giải thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thì cần nêu rõ bằng chứng chứng minh mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương);

b) Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

c) Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.

Đối với việc giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung trên đây, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.

4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

5. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong, được quy định tại Thông tư 11/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 12/2011/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
489 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào