Xử phạt vi phạm giao thông không có biên bản có được không?

Xử phạt vi phạm giao thông không có biên bản có được không? Ngày 24/3/2016, tôi điều khiển xe ben biển số 75C05200 chủ xe là Đặng Đình Hiền ở thừa thiên Huế. Trên đoạn đường qua huyện Phú Vang đã va cham gây tai nạn với xe máy. Công an huyện Phú Vang đã lập hồ sơ tạm giữ xe, giấy phép lái xe và giấy tờ xe.người điều khiển xe môtô bị gãy chân. Tôi đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người điều khiển xe môtô theo thỏa thuận. Sau đó bên công an huyện Phú Vang đã trả lại xe và toàn bộ giấy tờ xe. Nhưng lại không có biên bản xử phạt. Tôi đã nhiều lần yêu cầu cơ quan công an xử lý lỗi vi phạm giao thông của tôi nhưng bên công an không xử phạt. Như vậy tôi không lấy được hồ sơ để làm bảo hiểm. Kính mong Ban biên tập tư vấn cho tôi biết cách xử lý như vậy đúng hay sai và làm sao tôi có thể lấy lại hồ sơ để thành toán bảo hiểm. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về lập biên bản vi phạm hành chính:

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Có thể thấy, khi xảy ra vụ việc tai nạn giao thông thì cơ quan công an giao thông phải có trách nhiệm lập biên bản về vụ việc xảy ra, ghi lại biên bản hiện trường, thu thập các vật chứng, lời khai...để có thể tiến hành điều tra và xử lý vụ việc này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Việc lập biên bản không có nghĩa là sẽ đi kèm với việc ra quyết định xử phạt, có thể ở trường hợp này, cơ quan công an chỉ lập biên bản hiện trường chứ không phải biên bản xử phạt vi phạm hành chính nên nếu trong quá trình điều tra không phát hiện được lỗi vi phạm giao thông thì sẽ không có căn cứ để ta quyết định xử phạt. Chỉ ra quyết định xử phạt khi có vi phạm luật giao thông, bạn cần tìm hiểu việc mình gây tai nạn có vi phạm giao thông hay không, đồng thời việc ra quyết định xử phạt là thuộc thẩm quyền của cơ quan công an, bạn không thể can thiệp vào việc này để yêu cầu cơ quan công an ra quyết định xử phạt.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt vi phạm giao thông không có biên bản. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào