Ngân hàng có quyền thu hồi đất không?
Theo nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định "Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật".
Khi bạn vi phạm nghĩa vụ thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận ban đầu của hai bên, trường hợp hai bên không thỏa thuận thì tài sản sẽ được bán đấu giá.
Theo quy định tại điều 63 Nghi định 163/2006/NĐ-CP quy định:
1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:
a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Như vậy, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp của bạn, bạn cung cấp thông tin là ngân hàng cho người đến siết nợ thu hồi đất. Hành vi mô tả ở đây rất chung chung nên không thể khẳng định là Ngân hàng làm đúng hay sai. Ngân hàng không có quyền thu hồi đất nhưng ngân hàng có quyền thu giữ tài sản để xử lý nợ khi bạn vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ. Nếu ngân hàng đã có thông báo về thu giữ tài sản nhưng bên gia đình bạn không tự nguyện thực hiện. Ngân hàng có quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm và có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp luật định để đảm bảo an ninh trật tự. Tuy nhiên, đối với nhà đất, là loại tại sản đặc biệt không thể tiến hành thu giữ trực tiếp nên Ngân hàng thường phải nhờ đến Tòa án để thực hiện cưỡng chế di dời gia đình bạn vì bản thân ngân hàng có quyền thu giữ tài sản nhưng lại không có quyền cưỡng chế buộc gia đình bạn phải dời đi trên đất.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền thu hồi đất của ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 163/2006/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?