Việc phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 39/2016/TT-BYT thì việc phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương được quy định như sau:
1. Tất cả các trang thiết bị y tế không xâm nhập tiếp xúc với các vết thương ngoài da thuộc loại A nếu được sử dụng như một rào chắn cơ học, chỉ với chức năng làm cô đọng hoặc thấm hút dịch với mục đích làm lành ban đầu vết thương.
2. Trang thiết bị y tế không xâm nhập được sử dụng chủ yếu với các vết thương xuyên qua lớp hạ bì, bao gồm các trang thiết bị y tế được sử dụng với mục đích chủ yếu để kiểm soát vì môi trường của vết thương thuộc loại B.
3. Trang thiết bị y tế không xâm nhập được sử dụng chủ yếu với các vết thương xuyên qua lớp hạ bì và chỉ được chữa lành bằng biện pháp khác thuộc loại C.
Việc phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương được quy định tại Quy tắc 1 Phần II Phụ lục I Thông tư 39/2016/TT-BYT quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp viễn thông di động từ ngày 25/12/2024?
- Tình dục an toàn và đồng thuận là gì? Các nội dung cần tư vấn về tình dục an toàn và đồng thuận cho trẻ vị thành niên, thành niên?
- Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
- Cục Hàng không Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?