Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Quý Nguyễn, SĐT: 016***, em muốn hỏi: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được quy định như thế nào? Khu vực em ở đang được quy hoạch để hình thành vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nên em rất quan tâm tới nội dung này. Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:

1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành công trình khai thác nước quy định tại Điều 4 của Thông tư này có trách nhiệm:

a) Đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc phạm vi công trình khai thác của mình và thể hiện trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố;

c) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, được quy định tại Thông tư 24/2016/TT-BTNMT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
164 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào