Quyền lợi khi khám chữa bệnh không đúng tuyến
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40 % chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Theo đó, bạn đi khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp lên bệnh viện trung ương, không đúng tuyến thì bạn sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú và không được hưởng khi điều trị ngoại trú.
Hơn nữa, bạn tham gia bảo hiểm y tế đã được 7 năm thì bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến. (theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền lợi khi khám chữa bệnh không đúng tuyến. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?