Lấy lại xe sau va chạm giao thông như thế nào?
Theo nguyên tắc, khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ thì các phương tiện có liên quan phải được tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, xác minh sự việc. Trường hợp không có dấu hiệu của tội phạm thì phương tiện bị tạm giữ và việc tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giam để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp của bạn, bên cơ quan cảnh sát giao thông được phép giữ xe của bạn để xác minh, xử lý vi phạm hành chính là 07 ngày, trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh nhưng tối đã không quá 60 ngày (việc gia hạn thời hạn tạm giữ phải có văn bản). Sau khi hết thời hạn giữ xe thì bạn đến trực tiếp phía cơ quan công an làm thủ tục lấy xe về. Tuy nhiên, để tránh trường hợp phức tạp bạn nên thỏa thuận với bên còn lại để giải quyết lấy xe.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lấy lại xe sau va chạm giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?