Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Khoản 4 Điều 22 Nghị định 38/2012/NĐ-CP về chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương như sau:
“Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công tại Khoản 2, 5 của Điều này”.
Căn cứ vào quy định này thì Bộ Công Thương tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
Mục VII phụ lục 3 về danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thì đối với nhóm ngành Bánh, mứt, kẹo thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Vì vậy, để xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho nhóm ngành bánh, mức, kẹo thì sẽ do Bộ Công Thương cấp.
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT quy định về nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo danh mục quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
4. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.
5. Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
6. Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
7. Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết”.
Căn cứ vào quy định này thì nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:
+ Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
+ Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo danh mục quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.
+ Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
+ Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
+ Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, hiện tại công ty bạn đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho nhóm ngành bổ sung vi chất dinh dưỡng do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cấp. Công ty có phát triển sản xuất và sản xuất thêm nhóm ngành bánh, mứt, kẹo. Nhóm ngành này do Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy, bạn phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp của bạn, nhóm ngành bổ sung vi chất dinh dưỡng của Công ty bạn được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y tế cấp. Công ty có phát triển sản xuất và sản xuất thêm nhóm ngành bánh, mứt, kẹo. Nhóm ngành này do Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy, đối với trường hợp của bạn thì Bộ Y tế sẽ có thẩm quyền quản lý bao gồm cả 2 nhóm ngành.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?