Đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận có được không?
Khoản 18 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa: "Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.". Căn cứ theo quy định này thì có hai trường hợp sẽ xảy ra đối với công ty con như sau:
Thứ nhất, công ty bạn là 1 là công ty 100% vốn nước ngoài logo công ty hiện nay sử dụng theo logo của công ty mẹ, logo này đã được ông ty mẹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Tức là về bản chất là 2 pháp nhân độc lập nên công ty con muốn tiến hành đăng ký thì phải có thư đồng ý của công ty mẹ cho phép đăng ký đối với trường hợp cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ. Do đó nếu công ty bạn muốn đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận thì cần được công ty mẹ cho phép .
Thứ hai, nếu không cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì có quyền đăng ký theo Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009: Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?