Thủ tục thu hồi đất nông nghiệp theo quy định hiện hành

Gia đình tôi có trồng một số cây Bạch đàn, Keo lá tràm được 7 đến 10 năm, trên diện tích đất bờ ruộng. Nhưng khi UBND xã và Doanh nghiệp không làm thủ tục thu hồi mà tự ý san ủi, khi gia đình thấy vậy thì UBND xã xin lỗi và để áp dụng đền bù. Như vậy thủ tục đúng hay sai khi không được thông báo. Và đất bờ ruộng trồng cây có được đền bù hay không. Nếu được đền bù thì áp dụng ở điều luật nào vậy? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

Các trường hợp thu hồi đất bao gồm:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi đất vì mục đích kinh tế, xã hội;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

Trường hợp này bạn không nói rõ lý do bạn bị thu hồi đất nên có thể loại trừ các trường hợp sau:

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

-Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Với trường hợp của bạn có thể bạn có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Tuy nhiên bạn không nói bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nên coi như bạn không vi phạm pháp luật về đất đai và không làm căn cứ để thu hồi đất.

Mặt khác, trong vụ việc này bạn có nhắc đến yếu tố có doanh nghiệp thực hiện dự án. Cho nên,trường hợp của bạn xác định là thu hồi đất vì mục đích kinh tế.

Đối với mục đích thu hồi như vậy, trình tự thủ tục khi thu hồi đất theo Điều 67, 68, 69 Luật đất đai 2013 như sau:

- Ủy ban nhân dân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thời điểm thông báo chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp trước khi có quyết định thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

-  Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.

- Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định  cư, hỗ trợ, tái định cư. Việc lập, thẩm định do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

- Ra quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. 

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. 

Nếu không thể vận động, thuyết phục thì hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Như thế, trong trường hợp này, việc Ủy ban nhân dân thực hiện thu hồi đất không thông báo cho người sử dụng đất là sai về mặt thủ tục. Bạn có quyền khiếu nại đối với hành vi trên đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết. 

Đối với vấn đề bồi thường khi thu hồi đất:

Việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư về đất nông nghiệp thực hiện theo Điều 77 Luật đất đai 2013 bao gồm:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật đất đai 2013 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013 thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.

Như vậy, trong trường hợp này, mức  bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất nông nghiệp sẽ được bồi thường với mức như sau:

Bồi thường về đất nông nghiệp trong hạn mức;

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất đối với phần vượt hạn mức nông nghiệp

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục thu hồi đất nông nghiệp theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đất đai 2013 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thu hồi đất
Hỏi đáp mới nhất về Thu hồi đất
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi người bị cưỡng chế vắng mặt khi giao quyết định hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây trồng hàng năm, mức bồi thường được tính thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ sử dụng đất không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có bị thu hồi đất hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thu hồi đất mẫu 01d theo Nghị định 102?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thu hồi đất theo Nghị định 102 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thu hồi đất mà người dân phải di chuyển tài sản thì Nhà nước sẽ bồi thường những chi phí gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu hồi đất
Thư Viện Pháp Luật
409 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu hồi đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thu hồi đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào