Thủ tục nhận nuôi lại con như thế nào?

2 năm trước em có mang thai nhưng không được bạn trai và gia đinh họ chấp nhận. Em và gia đinh vẫn quyết định sinh con ra nhưng gia đình lúc đó sợ sau này tương lai của em không lấy được chồng và không muốn cho bà con hàng xóm biết chuyện nên đã khuyên em sinh ra nói là con của vợ chồng anh ruột em. Nhưng không hiểu sao lúc đó nghĩ gì còn bắt em đi khám thai nói tên tuổi của chị dâu em. Lúc sinh em bé cũng khai tên của chị dâu em chứ không phải của em, bác sĩ lúc đó cũng dễ, không để ý gì tới mấy vấn đề đó. Bây giờ em hối hận quá,vì từ nhỏ tới lớn con 1 tay em nuôi không ai phụ giúp em gì cả mà bây giờ trong giấy khai sinh là con của người khác. Em muốn lo giấy tờ cho con em đi học dẫn con đi du lịch chỗ này chỗ kia nhưng không được vì giấy tờ không phải là con của em, em không có quyền làm những chuyện đó. Mong Ban biên tập tư vấn giúp em về vấn để này và cách nhận lại con dễ dàng và nhanh nhất. Em biết nhận nuôi con phải có chứng mình thu nhập và công việc nhưng công việc của e làm cho gia đình và công việc của em không phải làm công ty nên không thể chứng minh thu nhập được mặc dù em làm lương mỗi tháng cũng trên 15 triệu đủ sức nuôi con em có cuộc sống tốt. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 89 về Xác định con quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

Như vậy, trường hợp của bạn có thể yêu cầu Tòa án, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để xác định mình là của đứa trẻ.

Thứ hai, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014:

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch....

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

Toàn bộ giấy tờ trên bạn nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc người bé nhà bạn .Khi nhận lại con mà không có bất kì tranh chấp gì bạn không nhất thiết phải chứng minh thu nhập của mình. Đồng thời trên thực tế, con do bạn chăm sóc và nuôi dưỡng. Vậy nên, hiện tại bạn hoàn toàn có thể nhận lại con theo nguyện vọng của mình.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục nhận nuôi lại con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào