Thủ tục sang tên nhà khi mẹ chết không để lại di chúc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 thì "Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.".
Như vậy, để người con thứ 2 được sở hữu toàn bộ căn nhà thì tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cần ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó những người được hưởng di sản đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho người con thứ 2 hoặc người con thứ 3 có thể từ chối nhận di sản trong khoảng thời gian 06 tháng kể từ ngày người để lại di sản chết để người con thứ 2 được đứng tên một mình trên Sổ đỏ.
Đối với người con thứ nhất đang ở nước ngoài, người này cần làm giấy ủy quyền công chứng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Người nhận ủy quyền có thể là bất kỳ người nào đủ điều kiện theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2005: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Nội dung ủy quyền nói rõ người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh người ủy quyền thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, trong đó có 2 nội dung: nhận phần di sản được hưởng và nhường phần di sản được hưởng cho người con thứ 2.
Đối với người con thứ ba, như những gì bạn trình bày thì người này mất trước hoặc cùng thời điểm với bà ngoại thì cháu 7 tuổi sẽ là người được hưởng di sản theo quy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, vì còn nhỏ nên người đại diện theo pháp luật của cháu sẽ ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác". Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật dân sự, vì bố của cháu đã mất nên mẹ của cháu là người đại diện theo pháp luật cho cháu. Do đó, mẹ cháu sẽ là người thay cháu ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Người con thứ ba hoàn toàn được đứng tên sở hữu căn nhà được. Các trình tự thủ tục cũng như giấy tờ liên quan chị có thể liên hệ đến tổ chức hành nghề công chứng để được hỗ trợ giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục sang tên nhà khi mẹ chết không để lại di chúc. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật công chứng 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?