Xe máy gây tai nạn thì người ngồi sau có bị xử phạt không?

Mới đây, tôi và một người bạn đi xe máy gây tai nạn chết người. Tôi ngồi sau và cả 2 đều không đội mũ bảo hiểm, đã uống rượu. Tôi muốn hỏi là tôi ngồi sau thì bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự 1999 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì chỉ có người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm mới bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự và phải bồi thường theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 còn người ngồi đằng sau không trực tiếp điều khiện phương tiện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, do đã sử dụng rượu khi điều khiển phương tiện và không đội mũ bảo hiểm nên người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với người ngồi đằng sau: Do không trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông nên người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như đã khẳng định bên trên. Tuy nhiên, nếu như người ngồi đằng sau là chủ của phương tiện đã gây ra tai nạn thì vấn đề bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo đó, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn có thể thỏa thuận về việc liên đới cùng chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu như có bằng chứng về việc chủ sử dụng phương tiện giao thông đã giao phương tiện cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì chủ sử dụng phương tiện giao thông hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi người đang chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông gây tai nạn.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt người ngồi sau xe khi xảy ra tai nạn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào