Cá nhân hoạt động thương mại có phải đăng ký kinh doanh?
Hoạt động thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Cá nhân hoạt động thương mại có thể phải đăng ký kinh doanh (gọi đó là thương nhân) và có thể không phải đăng ký kinh doanh (không được coi là thương nhân).
Cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật thương mại 2005 và quy định khác của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp này khi bạn đã kinh doanh một cách thường xuyên, có mục tích tạo ra lợi nhuận không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên bạn được coi là một thương nhân và có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Hình thức đăng ký kinh doanh do bạn tự quyết định. Có thể được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
Nếu bạn không thành lập doanh nghiệp hoặc không thành lập hộ kinh doanh thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP; điểm e khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đăng ký kinh doanh của cá nhân. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thương mại 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?