Quy định về tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012 về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."
Đồng thời theo Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác:
"Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Có thể thấy, nếu bên chủ đầu tư là người thuê bạn mà tự ý chuyển bạn sang một công việc khác và hạ mức lương hiện tại không rõ lý do cũng không có thông báo bằng văn bản báo trước thì bên chủ đầu tư đã có hành vi vi phạm pháp luật lao động. Bạn có thể áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, nếu trong hợp đồng lao động có các điều khoản phạt về hành vi vi phạm các quy định trong hợp đồng lao động thì bạn có thể căn cứ vào những quy định này để khởi kiện tới Tòa án đòi buộc thực hiện theo đúng hợp đồng, phạt vi phạm theo quy định...hoặc bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp hòa giải bằng việc nhờ một bên thứ ba có thẩm quyền hòa giải khi có yêu cầu mà chủ đầu tư không chấp thuận.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?