Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Khả năng phân biệt nhãn hiệu theo khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Do vậy, khi bạn đảm bảo đủ điều kiện trên thì nhãn hiệu của bên phía bạn sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ Điều 37 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu (nộp 2 tờ khai,mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN );
- Mẫu nhãn hiệu;
- Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam (nếu có);
Công ty bạn nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ. Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận hồ sơ (khi hồ sơ hợp lệ) và thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.
Sau hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ, đơn của công ty bạn sẽ được công bố.
Sau 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, nhãn hiệu của bạn sẽ được xử lý để xem xét cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật sở hữu trí tuệ 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?