Thủ tục hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 42/2015/TT-BTC thì thủ tục hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông được quy định như sau:
a) Thực hiện quản lý, theo dõi thông qua phần mềm quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ;
b) Thủ tục hải quan thực hiện như sau:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) và các văn bản hướng dẫn;
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
b.2.1) Kiểm tra Giấy phép vận tải đường bộ GMS (GMS Road Transport Permit) và xác nhận lên Sổ theo dõi hoạt động phương tiện thực hiện Hiệp định GMS đi kèm giấy phép;
b.2.2) Kiểm tra hồ sơ hải quan GMS gồm:
b.2.2.1) Tờ khai hàng hóa quá cảnh và thông quan nội địa (GMS transit and inland customs clearance Document);
b.2.2.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle temporary admission Document);
b.2.2.1) Tờ khai tạm nhập container (Container temporary admission Document);
b.2.3) Không in tờ khai phương tiện vận tải của Việt Nam, thực hiện xác nhận lên hồ sơ hải quan GMS: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn chế độ quá cảnh (Customs Transit and Temporary Admission System) đã thống nhất giữa các nước GMS (xác nhận bằng tiếng Anh).
b.2.4) Hoàn thành thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải nếu không phát hiện vi phạm;
b.2.5) Trường hợp phát hiện vi phạm:
b.2.5.1) Yêu cầu người điều khiển phương tiện thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí;
b.2.5.2) Trường hợp người điều khiển phương tiện không có khả năng thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí thì thông báo việc vi phạm (kèm hồ sơ chứng minh vi phạm của doanh nghiệp vận tải) đến Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) yêu cầu thanh toán theo quy định tại Thỏa thuận sơ bộ giữa Tổng cục Hải quan và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) ký ngày 05/11/2009.
c) Gia hạn thời hạn lưu hành:
c.1) Thẩm quyền gia hạn: việc gia hạn thời gian lưu hành đối với phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất quá hạn trong các trường hợp bất khả kháng do Chi cục trưởng quyết định, xác nhận (bằng tiếng Anh) vào văn bản yêu cầu của người có phương tiện tạm nhập;
c.2) Thực hiện việc gia hạn theo khoản c Điều 9 Phụ lục 8-Tạm nhập phương tiện cơ giới (Annex 8: Temporary Importation of Motor Vehicle) và khoản (b) Điều 14 Phụ lục 14 - Chế độ hải quan Công ten nơ (Annex 14-Container Customs Regime) của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông (The GMS Cross-Border Transort Agreement-CBTA).
d) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì sau khi kết thúc thủ tục hải quan theo cơ chế vận tải quá cảnh (Customs Transit and Temporary Admission System) mới làm thủ tục hải quan theo từng loại hình nhập khẩu.
Thủ tục hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông được quy định tại Khoản 5 Điều 34 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?