Việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tạm nhập hoặc phương tiện Việt Nam tạm xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 42/2015/TT-BTC thì việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tạm nhập hoặc phương tiện Việt Nam tạm xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan: nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 78, Điều 79, Điều 80 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu số 1 Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu số 2 Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 42/2015/TT-BTC.
b) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ do người điều khiển phương tiện vận tải nộp và xuất trình;
b.2) Kiểm tra hồ sơ, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ và kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, trong đó lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
b.2.1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp phương tiện vận tải lưu hành tại khu vực cửa khẩu và các loại phương tiện vận tải đường thủy nội địa mà Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới không yêu cầu phải cấp giấy phép): Kiểm tra thời hạn tạm nhập - tái xuất còn giá trị, tuyến đường, cửa khẩu xuất cảnh, cửa khẩu nhập cảnh;
b.2.2) Giấy đăng ký phương tiện phải còn giá trị lưu hành;
b.2.3) Giấy tờ khác bao gồm:
b.2.3.1) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe;
b.2.3.2) Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới còn giá trị theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung biên giới phù hợp với mục đích chuyến đi;
b.2.3.3) Hộ chiếu của lái xe và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do cùng một Bên cấp, trừ:
- Phương tiện của cơ quan ngoại giao gồm Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ.
- Các trường hợp Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới có quy định khác.
Quá trình kiểm tra hồ sơ phương tiện vận tải nếu phát hiện hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan biết, trả lại hồ sơ cho người khai hải quan. Trường hợp người khai có yêu cầu thì phải thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu 3 phụ lục V ban hành kèm Thông tư 42/2015/TT-BTC.
Việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tạm nhập hoặc phương tiện Việt Nam tạm xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?