Hòa giải trong tranh chấp kinh doanh thương mại
Khẳng định bạn nêu là sai.
Theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải của hai bên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, các bên trong tranh chấp kinh doanh hòa giải với nhau tại Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.”
Như vậy, trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm, khi Tòa án tiến hành tổ chức hòa giải giữa hai bên, nếu trong quá trình hòa giải mà các bên hòa giải thành, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích khác của các đương sự vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải giữa hai bên.
Thứ hai, Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải của hai bên khi các bên đã thực hiện hòa giải thành ngoài Tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 419 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này. Quyết định của Tòa án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của Bộ luật này.”
Điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là khi các bên tham gia hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải, các bên hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội và các một trong các bên phải có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
Như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, không phải tại bất kỳ thời điểm nào các bên tranh chấp hòa giải được với nhau thì Tòa án đều ra quyết định công nhận sự hòa giải của các bên.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hòa giải trong tranh chấp kinh doanh thương mại. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?