Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép

Vũ Văn Công (sinh 1978) có mâu thuẫn với Nguyễn Văn Lai (sinh 1975). Sáng ngày 6/8/2001, Công biết Lai đang cuốc đất ngoài ruộng, Công cầm quả lựu đạn chày (do Bộ Quốc phòng sản xuất thuộc loại nổ chậm) đến gần chỗ Lai làm cách khoảng 15 mét, Công rút chốt lựu đạn ném thẳng vào chỗ Lai, ngay lập tức Lai cầm quả lựu đạn đang xì khói ném trở lại thẳng chỗ Công đứng. Lựu đạn nổ làm Công chết tại chỗ. Ai phạm tội không, phạm tội gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội giết người:

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

Đồng thời theo quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Trong trường hợp này, có thể thấy cả ông Công và ông Lai đều phạm tội giết người, ngoài ra ông Công còn phạm tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Sở dĩ như vậy bởi vì việc ông Công sử dụng lựu đạn để ném ông Lai, ông Công nhận thức rõ được hành vi của mình là có thể gây thiệt hại về tính mạng cho ông lai nhưng vẫn cố ý thực hiện, điều này đã đáp ứng được dấu việc về hành vi phạm tội trong cấu thành tội giết người, dù chưa xảy ra hậu quả là chết người nhưng với tội này thì không bắt buộc về hậu quả chết phải xảy ra mà chỉ cần thực hiện hành vi và xác định hành vi này sẽ gây chết người thì đã có thể truy cứu về tội này, trường hợp của ông Công là giết người chưa đạt đã hoàn thành. Còn đối với ông Lai, khi nhận thấy ông Công thực hiện ành vi trên, ông Lai nhận thức rõ về việc ông Công muốn giết mình, đồng thời cũng biết được quả lựu đạn đó có thể giết người, ông Lai không ném lựu đạn ra ngoài mà trực tiếp ném vào ông Công, hành vi này cũng thể hiện việc ông Lai có ý định giết ông Công và việc này là cố ý, không thể coi là phòng vệ và hậu quả xảy ra là ông Công đã chết.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
189 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào