Quy định về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP về kê biên tài sản để thi hành án:
Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được thực hiện như sau:
Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Có thể thấy, việc kê biên tài sản chỉ diễn ra khi bạn không tự nguyện bán số tài sản của mình hiện có để có thể thực hiện nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc có bán tài sản nhưng không dùng số tiền bán tài sản đó vào việc thực hiện nghĩa vụ thì cũng sẽ bị tiến hành kê biên. Nếu cơ quan thi hành án tiến hành kê biên mảnh đất đang được thế chấp của bạn thì bao giờ cơ quan thi hành án cũng xem xét trước về tình trạng của mảnh đất này để định hướng việc xử lý sau kê biên theo quy định tại Điều 89 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 về kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm:
"1. Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký.
2. Sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 178 của Luật này."
Sau khi kê biên xong mà định giá được mảnh đất của bạn là trên 200 triệu thì cơ quan thi hành án sẽ tổ chức bán đấu giá mảnh đất này, nếu số tiền thu được vượt quá số tiền vay ngân hàng của bạn thì cơ quan thi hành án sẽ ưu tiên thanh toán nghĩa vụ án phí, lệ phí Tòa án sau đó còn lại sẽ thanh toán trước cho ngân hàng vì việc thế chấp quyền sử dụng đất đã được tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, còn lại tài sản mới tiếp tục dùng để thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, căn cứ quy định tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp:
"1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này."
Ngoài ra như bạn nói bạn là hộ nghèo nên việc án phí của bạn có thể được miễn toàn bộ, tức là không phải chịu bất kì một khoản án phí nào do là bị đơn và thua trong vụ kiện tranh chấp. Căn cứ quy định tại Điều 11 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009 về việc miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:
"Những trường hợp sau đây được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:
1. Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.
2. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
3. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
4. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
6. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm."
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 62/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?