Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? Và căn cứ pháp lý ở đâu? Chào Ban biên tập, tôi tên là Lê Hoàng Anh (email: an***@gmail.com, 45 tuổi). Hiện tôi đang làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh X. Tôi thắc mắc: Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập ra sao? Xin cảm ơn.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp  trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được quy định cụ thể tại Điều 56 Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Theo đó: 

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp  trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 105/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Địa chính xã có được xử phạt vi phạm về hành vi vi phạm quy định đất đai không?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý như thế nào nếu phát hiện hành vi vi phạm về đất đai nhưng không có quyền xử phạt?
Hỏi đáp pháp luật
Chánh Thanh tra Sở có quyền phạt những hành vi nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Giám đốc Sở có quyền xử phạt như thế nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra chuyên ngành xây dựng xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của chánh thanh tra cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ trong lĩnh vực du lịch
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
172 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào