Đồng phạm trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Hiện tôi làm văn thư cho công ty TNHH Thiết bị máy công nghiệp. Bạn của sếp tôi mượn văn phòng công ty tôi để tiếp khách và giao dịch về xuất khẩu lao động. Bà ấy có nhờ tôi viết phiếu thu hộ và nhờ tài khoản ngân hàng của tôi để khách của bà ấy chuyển tiền cho bà ấy. Mỗi lần khách bà ấy chuyển tiền nhờ qua tài khoản ngân hàng của tôi thì tôi rút ra trả bà ấy đi kèm có giấy bàn giao tiền. Vậy bây giờ bà ấy bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người khách đó. Thì tôi có bị ảnh hưởng không? Và ảnh hưởng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo Điều 39 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về đồng phạm theo Điều 20 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. 

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

Căn cứ theo quy định pháp luật thì nếu bạn thực hiện những hành vi trên mà thực sự không biết về bất cứ hành vi lừa đảo nào của người bị bắt kia thì bạn sẽ không bị xét vào tội đồng phạm. Tuy nhiên, nếu bạn biết hành vi của bà kia với mục đích lừa đảo mà bạn vẫn giúp thì bạn sẽ bị xét vào tội đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý đồng phạm trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đồng phạm
Hỏi đáp mới nhất về Đồng phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng phạm là gì? Đồng phạm có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi là đồng phạm thì có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu tội phạm giữa các thành viên trong gia đình có bị xem là đồng phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không tố giác tội phạm có bị xem là đồng phạm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là người đồng phạm? Quyết định hình phạt đối với người đồng phạm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hiểu như thế nào về người giúp sức người khác phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm là chủ mưu
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm
Hỏi đáp pháp luật
Đồng phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là đồng phạm với vai trò giúp sức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đồng phạm
Thư Viện Pháp Luật
471 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đồng phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào